TRUNG TÂM ÂM NHẠC & NGHỆ THUẬT THỂ NGHIỆM ĐOM ĐÓM
https://www.facebook.com/domdom.vietnam
Nhỏ bé và bền bỉ, Đom Đóm, giống như một động cơ sinh học trong môi trường khí quyển sinh thái, sẽ kích hoạt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm trong quá trình phát triển văn hóa của cộng đồng chúng ta. Với quyết tâm như vậy, chúng tôi tin chắc Domdom sẽ trở thành một ngôi nhà chung, một nguồi cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ và khán giả mới ở Việt Nam.
NỀN TẢNG CỦA ĐOM ĐÓM (DomDom)
Khi mọi người nghĩ về thập niên 60, họ thường nhớ đến những cải cách và phong trào xã hội. Để phản đối chính phủ cầm quyền, người Mỹ đã xuống đường để phản đối chiến tranh Việt Nam và xã hội bảo thủ. Nghệ thuật thể nghiệm đương đại đã tiến hóa trở thành sự phản ánh cho chủ nghĩa quân bình mới và phong trào xã hội này. Giám đốc nhà hát thể nghiệm kiêm nhà viết kịch nổi tiếng Peter Brook mô tả nhiệm vụ của mình như việc xây dựng “… một nhà hát không thể thiếu, nơi chỉ có sự phân biệt thực tế giữa diễn viên và khán giả chứ không phải sự phân hóa cơ bản (về giai cấp)”. Câu trích dẫn này đã gây tiếng vang như một sự xúc phạm tới những đôi tai thủ cựu nhất nhưng cũng được coi như một cuộc cách mạng. Trong thực tế, nó nghe có vẻ như một sự mạo phạm nghệ thuật, dân chủ hóa nghệ thuật.
Các hình thức nghệ thuật đương đại đã không ngừng vươn xa để khám phá những thực tiễn xã hội, chính trị, kinh tế và triết học rộng lớn hơn của đời sống hàng ngày, nhưng những gì giúp phân biệt chúng với tiền đề lịch sử đó là, những thực tiễn này – nói chung – mang nhiều ý thức xã hội và nhân văn hơn bất kỳ thời đại nào trước đó. Không còn gì nghi ngờ, văn hóa đương đại không chỉ đã trở thành một phần quan trọng tạo nên xã hội; một tác nhân hiệu quả để truyền tải những ý tưởng, giá trị và thái độ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển đạo đức, cá tính và sức sáng tạo của con người.
Việc thiếu hụt sức sáng tạo đe dọa đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam (Việt Nam News, 2013/02/15 ) đã phác họa sự kém phát triển của hệ thống giáo dục nghệ thuật cũng như vai trò hiệu quả của các tổ chức hiện nay. Trong thực tế ở Việt Nam, định nghĩa của văn hóa đương đại đãbị hiểu sai rất nhiều, và chức năng của nó từ lâu đã được rút gọn xuống nhiệm vụ tối giản nhất – chỉ đơn thuần là giải trí. Có một nguy cơ lớn trong việc nhận thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật theo cách này, bởi lẽ khi những kỳ vọng không được đáp ứng, công chúng có xu hướng từ chối, thờ ơ và thậm chí gạt bỏ chúng hoàn toàn. Điều này mặt khác sẽ phá hủy mối quan hệ bền vững giữa ba khía cạnh trung tâm, những điều cần thiết để hình thành và duy trì một cơ chế phù hợp cho sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật: những con người sáng tạo, các nhà phê bình và khán giả. Như một chiếc ghế ba chân, để giữ thăng bằng cho nó, tất cả các chân đều vô cùng cần thiết. Nếu không có cơ chế này, khán giả cũng sẽ mất một cơ hội được đi theo con đường nhận thức một số giá trị quan trọng nhất của cuộc sống, mà theo đó bất cứ người nào cũng đều phải trải qua. Kết quả là, sẽ không có một không gian thể nghiệm và sáng tạo nào tồn tại, không có nơi nào được dành làm bến đỗ cho nền tảng của văn hóa đương đại; và cuối cùng, không có cơ hội nào có thể giúp cho quá trình phát triển văn hóa được tiến hành xuyên suốt.
Có một nhu cầu thực tếtrong phát triển giáo dục nghệ thuật và đặc biệt là nghệ thuật đương đại và thể nghiệm tại Việt Nam. Khả năng tiếp cận với loại hình nghệ thuật này cần dễ dàng và rõ nét hơn. Văn hóa đượcdành cho tất cả và nghệ thuật đương đại và thể nghiệm là một yếu tố quan trọng mang tính xây dựng của văn hóa, cho phép người ta phát triển trước nhất là cá tính của họ, sau đó tớiphát triển tư duy phê phán,giúp họ nâng cao sức sáng tạo qua việc suy nghĩ phá cách, vượt ra khỏi mọi khuôn khổ.
NGUỒN GỐC CỦA ĐOM ĐÓM
Khoảng thời gian từ năm 2004 tới 2010 đã chứng kiến sự ra đời của một thế hệ mới những không gian và các quỹ nghệ thuật độc lập ở khắp Việt Nam như SanArt, Zero Station, New Art Space and Foundation, NhaSan… Những “cơ chế” không chính thống, hoàn toàn mới mẻ này đã giúp cho khung cảnh nghệ thuật đương đại Việt Nam nảy nở hơn bao giờ hết. Một điều tương tự như vậy chưa bao giờ xảy ra trong cộng đồng âm nhạc ở đây, bởi chưa từng có một không gian cũng như nguồn tài chính hay hỗ trợ chính thức nào dành cho các nghệ sỹ đương đại thể nghiệm tại Việt Nam. Vì thế chức năng đầu tiên có tầm quan trọng nền tảng của Domdom là kiến tạo một “Platform” cho các hoạt động âm nhạc đương đại thể nghiệm và sự cộng tác liên ngành của nó với các loại hình nghệ thuật thể nghiệm khác.
Dự án thí điểm “GẶP GỠ NHẠC MỚI HANOI” diễn ra vào năm 2009 đã kích hoạt các cuộc đàm thoại và hợp tác giữa các nhạc sĩ bản địa và quốc tế với các nghệ sĩ thực hành nghệ thuật ở các lĩnh vực khác. Đó là sân chơi cho nhiều hình thức biểu đạt nghệ thuật khác nhau được tụ họp và tương tác,tạo cơ hội sáng tác và đưa tác phẩm của các nhạc sĩ thể nghiệm Việt Nam ra trình bày trong một bầu không khí đa dạng của các tác phẩm âm nhạc thể nghiệm có chất lượng cao giữa một nhóm lớn các đồng nghiệp quốc tế hàng đầu.
Dự án bao gồm hai tuần làm việc tập trung cao độ và 4 buổi biểu diễn có chất lượng nghệ thuật cao, thu hút được sự chú ý phản hồi đáng kể tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tập hợp 20 nhạc sĩ và nhạc công đương đại hàng đầu Việt Nam và thế giới cùng với sự chứng kiến của 2500 khán giả từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự án đã thiết lập được vị thế là một sự kiện đầu tiên của âm nhạc thể nghiệm tại Việt Nam, giúp cho âm nhạc thể nghiệm nhận được sự thừa nhận đầy ý nghĩa của giới truyền thông và xã hội.
Ba mục đích then chốt của dự án này thí điểm này là: 1. thúc đẩy tự do biểu đạt trong âm nhạc, 2. khuyến khích các cộng tác nghệ thuật giữa các nghệ sĩ có nền tảng khác nhau, 3. khởi động một kế hoạch lâu dài nhằm xậy dựng một mô hình không chính thống (alternative structure) hỗ trợ, phát triển âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm Việt Nam. Giai đoạn tiếp theo của dự án diễn ra vào 2012 và 2013 với sự ra đời của Đom Đóm – Trung tâm Âm nhạc và Nghệ thuật thể nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.
GIỚI THIỆU ĐOM ĐÓM
Đom Đóm được thành lập năm 2012 với vai trò là một trung tâm độc lập đầu tiên tại Việt Nam cống hiến cho các hoạt động phát triển âm nhạc thể nghiệm và sự cộng tác liên ngành của nó với các lĩnh vực nghệ thuật thể nghiệm khác. Được hình thành với mô hình độc lập phi lợi nhuận, Trung tâm thúc đẩy các thực hành âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm đương đại: Kiến tạo một ”Không gian Sáng tạo” đầu tiên dành cho Âm nhạc thể nghiệm tại Việt Nam; khởi xướng các chương trình giảng dạy Âm nhạc thể nghiệm đương đại, phối hợp đào tạo các nhà soạn nhạc, nghệ sỹ trẻ nhằm tạo tiền đề cho khung cảnh văn hóa thể nghiệm đương đại tại Việt Nam; cung cấp chương trình phát triển khán giả – kích thích nhu cầu và nâng cao nhận thức thụ hưởng cũng như sự tham gia chủ động của khán giả vào loại hình nghệ thuật này.
Nhiệm vụ của chúng tôi:
Không chỉ tồn tại như một không gian về mặt địa lý cho các hoạt động âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm bản địa, chương trình có ý nghĩa như một “ngôi nhà”, của cộng đồng nghệ sĩ và khán giả bản địa. Hoạt động của Platform bao gồm:
Đươc thiết kế nhằm phát triển các nghệ sĩ bản địa thông qua1/tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ cơ hội làm việc và giới thiêu các tác phẩm thể nghiệm mới của mình; 2/khuyến khích đối thoại thường xuyên giữa nghệ sĩ, nhà phê bình và khán giả; 3/Thúc đẩy các sự cộng tác cũng như tranh luận giữa các nghệ sĩ
Thiết kế dành cho các nghệ sĩ đã có tên tuổi của quốc tế với ý định 1/tăng cường “cọ xát” và kích thích hợp tác giữa nghệ sĩ bản địa và nghệ sĩ quốc tế; giữa nghệ sĩ quốc tế và cộng đồng địa phương; 2/Giới thiệu với công chúng bản địa các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc thể nghiệm có chất lượng cao; 3/ Cung cấp một nguồn đóng góp nhân lực nghệ thuật cho chương trình giáo dục và chương trình phát triển khán giả của trung tâm.
Hỗ trợ hoặc tổ chức các dự án trao đổi nghệ thuật và giáo dục quy mô lớn hơn giữa âm nhạc/nghệ thuật thể nghiệm của Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Á, bao gồm các cuộc thi, các hoạt động kết nối mạng lưới, các liên hoan, các dự án nhằm liên kết và phát triển âm nhạc cũng như nghệ thuật vùng Đông Nam Á.
2. Chương trình giáo dục – Bổ sung và liên kết
Với hiểu biết rằng không thể ngay lập tức thay đổi cả một cơ chế giáo dục cồng kềnh, lạc hậu hiện nay ở Việt Nam, kế hoạch “bổ sung chứ không thay thế” là phương châm hoạt động của chương trình. Chúng tôi đang thiết lập một quan hệ đối tác đa phương với Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam và một số tổ chức chuyên nghiệp quốc tế trong lĩnh vực âm nhạc đương đại thể nghiệm như Học Viện Âm Nhạc Malmoe, Dàn Nhạc Ars Nova, Học Viện Âm Nhạc Copenhagen… để xây dựng một dự án giáo dục bao gồm 5 lớp trong đó: 1 lớp sáng tác đương đại, 2 lớp chuyên ngành mới (ngẫu hứng+ computer music), 1 lớp lý thuyết cơ bản (bổ sung), và một lớp huấn luyện dàn nhạc với mục tiêu thành lập 1 dàn nhạc thính phòng thể nghiệm). Dự án này hoàn toàn độc lập đối với chương trình đào tạo chính quy tại Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một mô hình thí điểm cho việc giảng dạy âm nhạc đương đại cũng như hình thành các chuyên ngành âm nhạc đương đại mới sau này tại học viện. Dự án đã được đưa vào triển khai trong năm 2013. Các nhạc sĩ và nghệ sĩ của chương trình nghệ sĩ cư trú của trung tâm cũng sẽ được mời tham gia hướng dẫn và giảng dạy trong thời gian họ lưu trú.
Với chương trình giáo dục này, chúng tôi muốn trao cho sinh viên và những người tham dự trẻ một cơ hội để:
3. Chương Trình phát triển khán giả
Không thể thiếu được cái chân thứ 3 của bếp kiềng, chương trình phát triển khán giả ra đời nhằm xây dựng một nền tảng vững bền cho sự phát triển của âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm.
Mục tiêu của chúng tôi là dần dần thay đổi những nhận thức sai lầm và thái độ tiêu cực của khán giả đối với âm nhạc và nghệ thuật đương đại thể nghiệm; kích thích nhu cầu thụ hưởng và sự tham gia chủ động của khán giả vào loại hình nghệ thuật này. Qua đó xây dựng một quan hệ lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau: tán thưởng và phản biện, hỗ trợ và đòi hỏi, thụ hưởng và thách thức… giữa nghệ sĩ, người bình luận/ truyền thông và khán giả. Đây sẽ là một mô hình sinh hoạt nghệ thuật lý tưởng cho sự phát triển của của cả ba nhóm lợi ích này. Chúng tôi sẽ:
Để thực hiện được các mục tiêu trên, E- centre có kế hoạch sử dụng một sự tiếp cận rộng lớn thông qua nhiều kênh truyền thông như: Báo chí, truyền hình, diễn đàn internet và các hoạt động cộng đồng song hành trong và“bên lề” các dự án và chương trình nghệ thuật. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp cận được một số lượng khán giả phong phú, khác biệt về độ tuổi, giới và ngành nghề. Quan trọng hơn cả là thu hút họ trở thành một phần của các dự án và chương trình của trung tâm như những bạn đồng hành chủ động, độc lập trên hành trình cùng các nghệ sĩ và nhà phê bình.
4. Hanoi New Music Festival – Liên hoan âm nhạc đương đại và thể nghiệm đầu tiên tại Việt Nam
Liên hoan âm nhạc đương đại thể nghiệm tổ chức hai năm một lần vào tháng 12, bắt đầu từ tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội dự định sẽ đón tiếp mỗi kỳ trên 3000 khán giả. Hanoi New Music Festival sẽ mời biểu diễn từ 5 đến 10 các tác phẩm đương đại quốc tế có tiếng vang và đặt hàng sáng tác 10 tác phẩm hoàn toàn mới từ Việt Nam. Các hoạt động biểu diễn sẽ diễn ra tại các địa điểm khác nhau của thành phố bao gồm nhà hát thể nghiệm của trung tâm và các nhà hát khác trong thành phố cũng như các địa điểm công cộng xung quanh thành phố, tùy theo yêu cầu của tác phẩm.
Bên cạnh các sự kiện chính, Hanoi New Music Festival còn có các hoạt động vệ tinh như là cuộc thi sáng tác âm nhạc đương đại trẻ Đông Nam Á, chương trình “Sau buổi hòa nhạc” – là hoạt động mở rộng dành cho thiếu niên- nhi đồng có tính nâng cao năng lực âm nhạc cho cộng đồng theo tinh thần thể nghiệm/ đương đại và một số các hoạt động bên lề khác thuộc chương trình phát triển khán giả.
Liên hoan mong muốn là một phím khởi động kích hoạt các đàm thoại và hợp tác giữa các nhạc sĩ bản địa và quốc tế với các nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực thực hành nghệ thuật khác. Liên hoan đồng thời phục vụ mục đích kép là sân chơi cho những hình thức biểu đạt nghệ thuật khác nhau tụ họp và tương tác.Liên hoan cũng là điểm gặp gỡ trung chuyển để khuyến khích xa hơn nữa những hợp tác và trao đổi âm nhạc và nghệ thuật Đông Tây.
Nhưng tầm nhìn ưu tiên cho Hanoi New Music Festival lại là trở thành “sân khấu” lớn nhất của âm nhạc thể nghiệm và đương đại Việt Nam – một điểm dừng chân lớn trên hành trình dài của các nhạc sĩ đương đại và thể nghiệm việt nam – một nơi mà các nhạc sĩ được “hít thở” một bầu không khí sinh hoạt âm nhạc chuyên nghiệp, được coi trọng, được làm việc, giới thiêu tác phẩm mới và xuất hiện giữa các nghệ sĩ hàng đầu cùng các tác phẩm quốc tế có chất lượng cao.